10 BƯỚC CHỌN ĐÚNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHI DU HỌC MỸ

Đại học không chỉ là nơi cấp bằng, mà còn là nơi mà học sinh có thể chạm đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mình, từ những nghiên cứu học thuật đến các hoạt động xã hội, v…v.. Xem xét tầm quan trọng của quyết định này, các bạn sinh viên tương lai nên suy nghĩ cẩn thận trong quá trình chọn lựa của mình. Thực hiện theo 10 bước sau để giúp bạn đưa ra quyết định trường Đại học.

 

1. Lên danh sách sơ lược

Đa số học sinh đều suy nghĩ rằng mình nên làm một danh sách ngắn gọn các trường mà mình muốn theo học. Nhưng yếu tố nào sẽ giúp các bạn lập danh sách đó? Brennan Barnard và Rick Clark, tác giả của cuốn "Giảng đường Đại học: Cẩm nang chọn trường và Ghi danh giành cho Gia đình", gợi ý các bạn nên suy nghĩ về địa điểm, số lượng tuyển sinh, chuyên ngành và chương trình, những cơ hội bên ngoài lớp học, chi phí và sự chọn lọc.

2. Sắp xếp các lựa chọn ưu tiên

Dành thời gian để xếp danh sách theo sự ưu tiên, cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng trường cụ thể trong quá trình suy nghĩ để chọn đúng trường. Xem xét cẩn thận mong muốn và nhu cầu cho trường mà bạn sẽ dành bốn năm hoặc lâu hơn trong quá trính học tập. 

3. Đừng chần chừ

Thời hạn có thể khác nhau tùy thuộc vào trường, nhưng các đơn đăng ký thường hết hạn vào tháng 1 để nhập học vào mùa thu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu quá trình nộp đơn vào HK1 trong năm cuối cấp, và lên kế hoạch giành nhiều thời gian cho các chuyến tham quan Đại học, làm bài kiểm tra đầu vào, viết bài luận và chuẩn bị thư giới thiệu.

4. Tham quan trường

Khi nộp đơn đăng ký, đã đến lúc học sinh suy nghĩ kỹ về nơi mình muốn học, điều này có thể thúc đẩy bạn có một chuyến tham quan khác. Vậy làm sao để có một chuyến tham quan trường hiệu quả? Thay vì tự cảm nhận về cuộc sống Đại học trong các chuyến tham quan trước đó, thì bạn hãy thực hiện các chuyến đi khác đến từng trường và đặt từ 10-15 câu hỏi chi tiết hơn. Các bạn nên biết mình cần hỏi gì và đừng để trống câu trả lời nào. Chuyến đi có thể tốn kém nên các bạn cũng cần cân nhắc về chi phí. Nếu không thế thực hiện được, các bạn hãy tự khám lại khuôn viên trường thông qua một hành trình ảo và liên hệ với quản lý trường để đặt câu hỏi. 

5. Tập trung vào mục tiêu

Tự hỏi bản thân sẽ đạt được gì trong bốn năm. Nếu bạn có thể xác định một công việc phù hợp và khái quát tài chính, hãy xem xét trường đại học nào có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu đó tốt nhất. Học phí thay đổi tùy theo mỗi trường. Theo dữ liệu từ U.S News trong năm học 2019-2020 chỉ ra rằng các trường ĐH công lập xếp hạng cao có mức học phí thấp nhất ở mức trung bình $10,116 so với $36,801 tại các trường ĐH tư thục. 

6. Tìm hiểu các chương trình

Bảng xếp hạng ĐH có thể là một công cụ giúp các bạn trong quá trình quyết định, nhưng đừng quên rằng uy tín chuyên môn cũng có thể cân nhắc khi xem xét. Truy cập trang web của trường và gặp gỡ giảng viên để biết thêm thông tin. Trên trang U.S News cũng xếp hạng các chương trình ĐH cụ thể về Kinh doanh và Kỹ thuật cho các bạn tham khảo.

7. Khảo sát các công việc

Một lý do khiến bạn vào ĐH là để tìm cho mình một công việc tốt, vì vậy hãy xem qua trung tâm hỗ trợ nghề nghiệp của mỗi trường. Các sinh viên nên đặt câu hỏi về các hội chợ việc làm, cơ hội phỏng vấn trong trường và thậm chí cả tỷ lệ cố vấn/sinh viên. Đảm bảo rằng các nguồn hỗ trợ sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho các bạn. 

8. So sánh hỗ trợ tài chính giữa các lựa chọn

Bạn cân nhắc xem du học Mỹ ở đâu lời nhất?. Nếu bạn muốn hạn chế số tiền vay cho ĐH, thì nên cẩn thận so sánh các gói hỗ trợ tài chính của trường. Ngoài ra cũng nên tính sơ các chi phí khác ngoài tiền học. Các bạn cũng cần hiểu sự khác biệt giữa những khoản tiền được miễn - như các loại học bổng - và các khoản vay, số tiền mà cuối cùng bạn sẽ phải trả lại. Một số trường ĐH hạn chế các khoản vay cho sinh viên bằng việc cung cấp các gói hỗ trợ tài chính hào phóng đáp ứng nhu cầu tài chính đầy đủ cho các bạn.

9. Đơn giản vấn đề

Barnard và Clark đã viết trong cuốn "Giảng đường Đại học: Cẩm nang chọn trường và Ghi danh giành cho Gia đình”: "Quá trình nhập học có thể làm cho mẹ hoặc cha của bạn đôi lúc trở nên khó khăn." Các tác giả khuyến khích các gia đình nắm lấy kinh nghiệm tuyển sinh như một cơ hội để phát triển và học hỏi cùng nhau, dành thời gian để hỗ trợ, khuyến khích, tin tưởng và nâng đỡ nhau. Họ nhấn mạnh rằng các gia đình nên tập trung vào những điều họ có thể kiểm soát hơn là những gì sẽ xảy ra "đằng sau cánh cửa đóng kín trong các văn phòng tuyển sinh ĐH, nơi các cả hàng trăm dặm."

10. Đối mặt với việc bị từ chối

Việc bị từ chối vào một trường nào đó có thể gây khó khăn cho học sinh, nhưng đừng để mọi việc dừng lại ở đó. Kết quả chỉ tệ hơn khi bạn để cho sự thất vọng cản trở các quyết định khác. Một số trường có tính chọn lọc cao, với tỷ lệ chấp nhận ít. Nhưng tại hầu hết các ĐH đều có số học sinh nhập học cao. Tỷ lệ chấp nhận trung bình cho ĐH 4 năm đối với sinh viên năm nhất là 66,7% trong kỳ Thu 2017, theo báo cáo từ Hiệp hội Tư vấn tuyển sinh ĐH Quốc gia.

HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 16 42 43

Access American Education

Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam

- Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7

- 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học

- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada

- Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm

- Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài

- Tỷ lệ nhận học bổng do AAE giới thiệu là 100% với tổng giá trị lên đến 2 triệu USD (2018/19)

- Tỷ lệ đậu VISA bậc Đại học là 100% & các bậc học khác là 95% (2018/19)

Địa chỉ: Lầu 1, Phòng 102, LANT Building, 56-60 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM

Hotline: 028 38274243 - 0919 164243

Email: info@aaevietnam.com| Website: aaevietnam.com

Facebook: Access American Education

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Văn phòng
Hotline
Messenger
Zalo