Hệ thống trường học Mỹ

Mỹ là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội. Hệ thống giáo dục Mỹ luôn được cập nhật và đổi mới liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Do đó, các chương trình đào tạo tại Mỹ luôn được đông đảo sinh viên quốc tế ưu tiên lựa chọn. Mời bạn cùng AAE tìm hiểu những điểm đặc biệt của nền giáo dục Mỹ trong bài viết dưới đây.
Hệ thống giáo dục Mỹ theo cấp bậc
Hệ thống giáo dục Mỹ được chia thành nhiều cấp bậc, bao gồm:
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc trung học
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc trung học được chia thành 2 giai đoạn:
- Middle High School (Trung học cơ sở): Bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 8
- High School (Trung học phổ thông): Bắt đầu từ lớp 9 đến lớp 12
Đối với chương trình đào tạo bậc trung học, học sinh sẽ được tự do lựa chọn các môn học mình thích. Trong đó bao gồm các môn học tự chọn và các môn học bắt buộc.
- Các môn tự chọn: Thể dục, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật,...
- Các môn bắt buộc: Văn học, toán học, khoa học, vật lý,...
Đặc biệt, học sinh trung học còn có thể đăng ký học các lớp nâng cao (AP - Advanced Placement) với chương trình giảng dạy tương đương năm nhất đại học. Nếu đạt số điểm yêu cầu cho môn AP tương ứng, học sinh sẽ được giảm số tín chỉ trong chương trình học năm đầu tiên.
Kết quả học tập của học sinh được tính trên thang điểm GPA - thang điểm 4.0. Điểm trung bình của tất cả các môn chia cho số tín chỉ đăng ký học.
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc cao đẳng / đại học
Hiện nay, có 4 mô hình trường học phổ biến đối với hệ thống giáo dục Mỹ bậc cao đẳng / đại học, bao gồm:
- Trường dạy nghề: Thời gian học từ 2 - 3 năm. Chuyên đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực. Sau tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận giấy chứng nhận hoặc bằng cao đẳng.
- Cao đẳng cộng đồng: Thời gian đào tạo 2 năm. Sinh viên có thể lấy bằng Associate of Arts (AA) và tuyển thẳng lên đại học sau khi hoàn thành chương trình học.
- Đại học công lập: Thời gian học 4 năm. Chương trình đào tạo đa dạng các ngành nghề. Môi trường học tập được trang bị đầy đủ, tiện nghi. Sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng chương trình du học trao đổi tại các trường đại học đối tác ở các quốc gia khác.
- Đại học tư thục: Thời gian học và chương trình đào tạo tương tự như đại học công lập. Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và tân tiến nhất để áp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tuy nhiên, các trường đại học tư thục thường có học phí tương đối cao.
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc cao học (Thạc sĩ / Tiến sĩ)
Hoàn thành chương trình đại học, sinh viên có thể học lên cao để lấy bằng thạc sĩ. Khóa học thạc sĩ tại Mỹ thường kéo dài từ 1 - 2 năm.
Tuy nhiên, để được đăng ký học, sinh viên phải đạt được các chứng nhận tương ứng với ngành nghề đã lựa chọn, cụ thể là:
- Đối với ngành y, sinh viên bắt buộc phải có chứng chỉ MCAT (Medical College Admission Test)
- Đối với ngành luật, sinh viên bắt buộc phải có chứng chỉ LSAT (Medical College Admission Test).
- Đối với chuyên ngành quản lý, kinh doanh hoặc các lĩnh vực khác, sinh viên bắt buộc phải có điểm thi GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test)
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc thạc sĩ được chia thành 3 hệ là: Hệ thạc sĩ chuyên ngành, hệ thạc sĩ nghiên cứu và hệ thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Sau khi đã hoàn thành khóa học thạc sĩ, sinh viên có thể lựa chọn tiếp tục học lên tiến sĩ. Tùy theo chuyên ngành, chương trình đào tạo bậc tiến sĩ tại Mỹ có thể kéo dài từ 3 - 6 năm.
Những điều kiện để sinh viên có thể đăng ký khóa học tiến sĩ tại Mỹ là:
- Tốt nghiệp thạc sĩ ngành học liên quan. Trường hợp không có bằng thạc sĩ, sinh viên phải đạt điểm xuất sắc trong 2 năm học cuối ở bậc đại học
- Điểm IELTS/GMAT/GRE đạt yêu cầu
- Giấy giới thiệu từ các giáo sư
- Chứng minh khả năng tài chính của bản thân, chuẩn bị tối thiểu 20.000 USD/năm
So sánh hệ thống trường học ở Mỹ và Việt Nam
Nhìn chung, hệ thống trường học ở Mỹ và Việt Nam có khá nhiều điểm giống và khác nhau. Dưới đây là một số so sánh giữa hai hệ thống giáo dục này.
Điểm giống nhau
Về cơ bản, hệ thống trường học ở Mỹ và Việt Nam đều được chia thành 7 cấp bậc là: tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, thời gian học giữa các cấp bậc này sẽ có sự khác nhau giữa 2 quốc gia.
Điểm khác nhau
- Phương pháp giáo dục
Đối với hệ thống trường học ở Mỹ, học sinh được khuyến khích thể hiện sự sáng tạo, tự do bày tỏ quan điểm cá nhân. Trong khi đó ở Việt Nam, học sinh thường được truyền đạt kiến thức từ giáo viên và không có nhiều hoạt động thảo luận, bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu giáo dục
Ở Việt Nam, học sinh bắt buộc phải nắm được kiến thức và đánh giá thông qua điểm số của các bài kiểm tra. Ngược lại ở Mỹ, các trường học thường hướng đến sự phát triển toàn diện của học sinh thông qua tư duy phản biện, trao đổi và cùng nhau xây dựng nội dung bài học.
- Các hoạt động ngoại khóa
Hệ thống trường học ở Mỹ thường tập trung đầu tư vào các chương trình hoạt động ngoại khóa. Giúp học sinh có nhiều trải nghiệm thực tế, từ đó nâng các kỹ năng mềm. Trước đây, hệ thống giáo dục Việt Nam chưa tập trung nhiều vào các hoạt động này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động ngoại khóa đã dần trở nên phổ biến hơn tại các trường học ở nước ta.
So sánh hệ thống giáo dục Anh và Mỹ
Anh và Mỹ đều là những quốc gia có nền giáo dục tuyệt vời, chú trọng vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường so sánh hệ thống giáo dục Anh và Mỹ. Vậy điểm giống và khác nhau của hai nền giáo dục này là gì?
Điểm giống nhau
- Nền giáo dục chất lượng cao, tập trung vào chương trình đào tạo
- Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến để hỗ trợ phát triển toàn diện cho sinh viên
- Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các trường khác trên nhiều quốc gia
Điểm khác nhau
- Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh hệ thống giáo dục Anh và Mỹ. Đa số các chương trình học tại Mỹ thường kéo dài 4 năm thì sinh viên mới nhận được bằng cử nhân. Trong khi đó tại Anh (ngoại trừ Scotland), bậc đào tạo đại học chỉ kéo dài 3 năm
- Học kỳ
Hầu hết hệ thống trường học ở Mỹ thường bắt đầu học kỳ vào giai đoạn giữa đến cuối tháng 8. Tuy nhiên ở Anh, đa số các chương trình học sẽ kéo dài từ 3 đến 4 học kỳ / năm. Thời gian khai giảng thường bắt đầu vào tháng 9 - 10 và kết thúc vào cuối tháng 5 - 6 của năm sau.
- Chi phí học tập
Cả 2 đất nước này đều nổi tiếng với hệ thống giáo dục hiện đại. Vì vậy, chi phí học tập ở đây là không hề rẻ. Tuy nhiên, chi phí học tập ở Anh thường sẽ thấp hơn so với hệ thống giáo dục Mỹ.
- Hệ thống điểm GPA
Khi so sánh hệ thống giáo dục Anh và Mỹ, không thể không nhắc đến cách tính điểm số. Nếu ở Mỹ điểm số được tính dựa trên thang điểm GPA 4.0, thì ở Anh điểm số của sinh viên sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm, với mức điểm cao là từ 70% trở lên.
Trên đây là những thông tin về hệ thống giáo dục Mỹ mà AAE muốn chia sẻ đến bạn. Nếu đang có ý định du học tại Mỹ thì rất mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.