Hệ thống trường học Mỹ

Chi phí sinh hoạt vẫn luôn là “nỗi lo” chung của nhiều du học sinh Mỹ. Vì vậy có không ít học sinh quan tâm đến các công việc làm thêm ở Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay liệu du học sinh Mỹ có được đi làm thêm không? Làm thêm ở Mỹ bao nhiêu tiền một giờ? Tất tần tật các thắc mắc của bạn sẽ được AAE chia sẻ tại bài viết này, hãy cùng theo dõi nhé!
Du học sinh Mỹ có được đi làm thêm không?
Thời gian trước, dựa trên luật pháp được ban hành bởi chính phủ Hoa Kỳ thì du học sinh theo học tại Mỹ phải chú tâm vào các chương trình giáo dục đã chọn. Không được đi làm các công việc làm thêm ở Mỹ.
Vậy thời gian gần đây, du học sinh Mỹ có được đi làm thêm không? Chính phủ Hoa Kỳ đã có những chính sách nới lỏng nhất định về vấn đề này. Khi đó, họ cho phép du học sinh đi làm thêm trong một khuôn khổ nhất định.
Điều kiện để được đi làm thêm khi du học Mỹ
Tuy nhiên để làm thêm ở Mỹ bạn sẽ cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
- Bạn cần phải sở hữu visa du học Mỹ loại F1 hoặc M1. Tuy nhiên, đối với các dạng visa này, chỉ được phép làm việc bán thời gian trong khuôn viên trường học. Và một số các chương trình đào tạo được cho phép.
- Đạt điểm A trong 2 năm liền và được giáo sư của trường cấp giấy bảo lãnh.
- Nếu dưới 21 tuổi, bạn chỉ có thể làm thêm những công việc làm thêm tại trường (on-campus).
- Nếu trên 21 tuổi, bạn sẽ được phép làm thêm ở trong và ngoài khuôn viên trường thông qua chương trình Thực tập không bắt buộc (Optional practical training - OPT) và Thực tập bắt buộc (Curricular practical training - CPT).
- Để làm việc ở Mỹ, bạn cần Số An Sinh Xã Hội (SSN). Mặt khác, vẫn có thể nộp đơn xin việc mà không có SSN. Và sau đó sử dụng lời mời tuyển dụng để nhận SSN sau khi bạn được tuyển.
Qua đó cho thấy, câu trả lời cho thắc mắc “Du học sinh Mỹ có được đi làm thêm không?” đó chính là “Có”. Nhưng bạn sẽ không thể tự do làm việc tùy thích. Mà bên cạnh đó sẽ cần tuân theo một số điều kiện nhất định đã được ban hành.
Các công việc làm thêm ở Mỹ phù hợp với sinh viên
Sau khi đã tìm hiểu được “Du học sinh Mỹ có được đi làm thêm không?” thì hãy xem xem đâu là các công việc làm thêm ở Mỹ phù hợp với sinh viên nhé. Công việc trong khuôn viên trường (On-campus Jobs)
Nếu có visa F-1, bạn có thể làm việc trong trường với tối đa 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian vào kỳ nghỉ. Một số công việc phổ biến:
- Trợ giảng (Teaching Assistant - TA): Hỗ trợ giảng viên trong việc giảng dạy, chấm bài.
- Trợ lý nghiên cứu (Research Assistant - RA): Tham gia nghiên cứu tại phòng thí nghiệm hoặc các dự án của khoa.
- Thủ thư tại thư viện: Quản lý sách, hỗ trợ sinh viên mượn tài liệu.
- Nhân viên phòng gym, căng-tin hoặc quán cà phê trong trường.
- Nhân viên văn phòng khoa, trung tâm sinh viên: Giúp đỡ công tác hành chính, hỗ trợ sinh viên khác.
Công việc ngoài khuôn viên trường (Off-campus Jobs - yêu cầu giấy phép)
Nếu có CPT hoặc OPT, bạn có thể làm việc bên ngoài trường. Một số công việc phổ biến:
- Thực tập có trả lương (Internship): Đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, kinh doanh, tài chính, marketing.
- Nhân viên bán hàng (Retail Associate): Làm tại cửa hàng quần áo, siêu thị, hiệu sách.
- Phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê: Phục vụ bàn, pha chế, thu ngân.
- Gia sư (Tutor): Dạy kèm tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa hoặc các môn chuyên ngành.
- Làm nail, cắt tóc (nếu có tay nghề và giấy phép phù hợp).
Làm thêm ở Mỹ bao nhiêu tiền?
Du học sinh Mỹ có được đi làm thêm không? Và mức lương làm thêm ở Mỹ bao nhiêu tiền? Mức lương làm thêm tại Mỹ thường được tính theo giờ, nhưng thực tế có sự khác biệt tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
- Theo quy định liên bang, mức lương tối thiểu cho lao động làm thêm là 7,25 USD/giờ. Tuy nhiên, nhiều tiểu bang áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn. Có nơi còn lên đến 15 USD/giờ hoặc hơn.
- Mức thu nhập cũng phụ thuộc vào tính chất công việc. Những công việc đòi hỏi chuyên môn cao hoặc kinh nghiệm thường có mức lương tốt hơn so với công việc phổ thông. Người lao động có kinh nghiệm cũng được trả cao hơn so với những người mới bắt đầu.
- Ngoài ra, một số công việc không tính lương theo giờ mà theo khối lượng công việc hoàn thành. Ví dụ, công việc dọn dẹp có thể được trả theo số giờ làm hoặc số phòng đã dọn xong.
- Để tránh tranh chấp về lương, người lao động nên tìm hiểu kỹ về công việc, địa điểm làm và mức thu nhập trước khi nhận việc.
Quy định về làm thêm cho du học sinh Mỹ
Giấy phép
Chương trình Thực tập Liên quan đến Chuyên ngành (CPT) cho phép du học sinh làm thêm khi còn đang học tập. Để đủ điều kiện, sinh viên cần:
- Có visa F-1 hoặc M-1 hợp lệ.
- Đang theo học tại một trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp được Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) công nhận.
- Có công việc liên quan đến ngành học.
Giấy phép thực tập OPT
OPT là chương trình cho phép du học sinh đi làm sau khi tốt nghiệp. Để xin giấy phép OPT, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện:
- Có visa F-1 hoặc M-1.
- Đã tốt nghiệp từ một trường học được USDE công nhận.
Quy định về thời gian làm việc
Theo quy định của Sở Di trú Mỹ (USCIS), du học sinh có visa F-1 hoặc M-1 được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần trong kỳ học và không giới hạn số giờ làm trong kỳ nghỉ.
Trong thời gian học, du học sinh chỉ được làm việc trong khuôn viên trường. Trừ khi có giấy phép làm việc hợp lệ như Chương trình Thực tập Ngoài trường (OPT) hoặc Chương trình Thực tập Liên quan đến Chuyên ngành (CPT) do USCIS cấp. Trong kỳ nghỉ, du học sinh có thể làm việc cả trong và ngoài trường mà không bị giới hạn địa điểm.
Chính sách thuế
Du học sinh có visa F-1 hoặc M-1 được miễn thuế lao động (FICA). Nhưng vẫn phải đóng thuế thu nhập liên bang và tiểu bang.
- Thuế lao động (FICA): Là khoản thuế tài trợ cho hệ thống an sinh xã hội và Medicare. Nhưng du học sinh không phải nộp loại thuế này do không có tình trạng thường trú tại Mỹ.
- Thuế thu nhập liên bang và tiểu bang: Khoản thuế được thu để tài trợ cho hoạt động chính phủ. Chỉ áp dụng đối với du học sinh có thu nhập tại Mỹ.
- Mẫu đơn 8843: Dành cho du học sinh không có thu nhập tại Mỹ, giúp chứng minh tình trạng miễn thuế thu nhập liên bang.
- Mẫu đơn W-4: Dành cho du học sinh có công việc làm thêm. Từ đó giúp xác định số tiền thuế bị khấu trừ từ tiền lương.