Hệ thống trường học Mỹ
Trước đại dịch COVID-19 và tình hình căng thẳng ở các nước phương Tây, lượng người Việt về nước tăng nhanh hơn bao giờ hết. Cũng vì điều này mà người Việt tại nước ngoài được khuyến cáo hạn chế về nước nhằm tránh lây nhiễm chéo trên máy bay. Các chuyến bay quốc tế cũng thưa dần khiến việc trở về lại khó khăn hơn. Và có lẽ, những người lo ngại nhất là các bạn du học sinh. Nếu bạn đang sinh sống tại nước ngoài và không thể trở về Việt Nam vào lúc này, những gì bạn có thể làm là gì? Cùng kết nối đến cô bạn du học sinh Thanh Trúc, hiện đang học tập tại New Jersey, Mỹ. Lúc phát hiện thành phố mình đang sinh sống có ca dương tính với virus corona, bạn phản ứng như thế nào? - Mình đọc được tin New York thất thủ khi chuẩn bị lên xe đến chỗ làm. Mình đứng hoang mang ở trạm hết 20 phút, và phải gọi cho mẹ để mẹ trấn an tinh thần. Lúc đó, mình hoảng đến độ vừa nói chuyện điện thoại vừa lao vào nhà vệ sinh nam để rửa tay. Vì sao bạn quyết định không về Việt Nam? - Về hay ở lại, mình thấy nguy cơ rủi ro lây nhiễm đều cao như nhau. Thực tế mà nói, nguy cơ nhiễm dịch trên máy bay là rất cao. Chưa kể do đường bay dài, mình buộc phải quá cảnh ở đất nước thứ ba, khiến chặn đường của mình càng nguy hiểm hơn. Thật ra mình không ngại cách ly, chỉ sợ không được cách ly ở Việt Nam. Vì không phải công dân Mỹ nên viện phí là điều đáng lo ngại nhất với mình. Điều kiện này không lý tưởng, nhưng thật sự chưa phải đường cùng. Quan trọng nhất là giữ bản thân mình khỏe mạnh, cả về thể chất lẫn tinh thần. Hiện tại khu bạn sống có an toàn không? Bạn và những người trong nhà đã thực hiện những biện pháp phòng dịch nào? - Hiện tại số ca nhiễm ở New Jersey ít hơn hẳn so với New York, nhưng lượng người đi lại giữa hai bang khá nhiều nên con số sẽ tăng nhanh. New Jersey đã có giờ giới nghiêm—mọi người không được phép ra đường sau 9 giờ tối hay tụ họp đông người nữa. Các siêu thị, trung tâm thương mại cũng phải điều chỉnh giờ hoạt động như trên. Có những nơi như Garden State Plaza - trung tâm thương mại lớn thứ 3 của Mỹ - đã đóng cửa hẳn. Mình đang thuê nhà và sống chung với chủ, nhưng bình thường mình rất ít gặp. Cô chủ của mình dễ thương lắm. Cô hay đi chợ giúp mình, lại còn để sẵn cho mình một chai xịt khuẩn để xịt các túi đồ trước khi mở ra. Đến ngày giặt giũ thì mình chịu khó đi đường ngoài để tránh tiếp xúc với cô chú. Cả nhà vẫn thường nhắn tin cho nhau, nhưng hạn chế tiếp xúc càng nhiều càng tốt. À và mình còn rửa tay liên tục nữa! Sống xa người thân vào lúc này, bạn đã làm gì để đảm bảo gia đình và bản thân không quá lo lắng? - Mình gọi về nhà gần như mỗi ngày để cập nhật tình hình hai nước. Chỉ vừa đủ thôi, nhiều lúc tin tức ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng mình dữ lắm. Hai mẹ con mình còn hay nói chuyện bếp núc như khi mình ở nhà vậy. Nhờ gọi về thường xuyên như vậy, mình nhận ra ba mẹ cũng có nhiều chuyện để kể—điều mình đã quên mất sau hơn 2 năm xa nhà. Mọi khi mình luôn là người nói, chủ đề chỉ xoay quanh cuộc sống của mình. Bây giờ được nghe chuyện của ba mẹ, mình cảm thấy như đã về nhà rồi vậy. Bạn đã được học và làm việc từ xa chưa? Bạn cảm thấy có hiệu quả không? - Trường mình đã gửi thông báo về việc học trực tuyến đến hết kỳ. Sinh viên trường mình không ít thì nhiều cũng đã quen với phương pháp này, riêng mình năm nhất đã đăng kí 1–2 môn học trực tuyến, nên với mình bước chuyển biến cũng không quá khắc nghiệt. Các giáo sư cũng nhận xét rằng việc dạy trực tuyến qua Zoom không tệ như họ nghĩ. Ngoài ra, thay vì thang điểm A–F thông thường, trường còn cho phép sinh viên chọn môn bất kỳ để xét Đạt/Không đạt. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến điểm trung bình của tụi mình. Còn về việc làm thì cả hai nơi mình đang thực tập đều đã cho mọi người làm tại nhà. Tuy có nhiều việc hơn nhưng mình thấy khá hiệu quả, có thể là do mình hướng nội và thích ở nhà hơn. Hiện nay có rất nhiều trường hợp người Việt bị kỳ thị vì bị cho là nguồn lây nhiễm COVID-19. Là một người châu Á, bạn nghĩ cần làm gì để phản ứng với vấn đề này? - May mắn là mình chưa từng rơi vào hoàn cảnh trên, nhưng đối với mình, biện pháp tốt nhất là tự giáo dục bản thân. Nâng cao ý thức cá nhân trước, tập thể may ra mới có thể theo sau. Phản ứng gay gắt hay không phản ứng là lựa chọn của bạn, nhưng suy cho cùng, cây ngay chẳng sợ chết đứng. Mà tầm này ra đường làm chi để đem bực dọc vào người, nhỉ? Có cách nào giúp việc cách ly tại nhà không nhàm chán? - Hiếm có học kỳ nào mình được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Mình ngủ đủ giấc hơn và áp lực giảm hẳn. Mình có thêm thời gian để nấu những món bổ dưỡng thay vì mì gói qua ngày. Mình dọn phòng thường xuyên hơn và không còn bị việc nhà trấn áp mỗi cuối tuần nữa. Tiêu biểu nhất là mình có khoảng thời gian trống để quay lại với nhảy! Cách ly tại nhà đã tạo động lực để mình tìm lại đam mê này. Ngoài ra mình còn cố gắng duy trì tập pilates, để cơ thể khỏe mạnh và giữ dáng, chứ nếu không mình sợ sẽ béo phì trước khi ngừng cách ly luôn đó. Bạn có muốn nhắn nhủ gì đến các bạn du học sinh cũng đang ở nước ngoài? - Hãy dùng dịp này để liên lạc với những người đã lâu bạn không nói chuyện, vì chắc chắn bạn sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực. Chúng ta có thể ủ dột, nhưng chí ít chúng ta không cô đơn. Và nhớ gọi về nhà nha, mọi người lo cho bạn lắm đó! (Theo Vietcetera) > Đăng ký Chương trình hỗ trợ làm hồ sơ du học trực tuyến "0 đồng" mùa Covid tại đây Liên hệ với AAE qua Hotline 24/7 - 0919 164243 để nhận hỗ trợ các vấn đề liên quan đến du học trong mùa Covid-19 hoàn toàn miễn phí: + Thông tin về tuyển sinh, thị thực + Thủ tục nhập học, bảo lưu + Cập nhật các thay đổi cho kế hoạch du học sắp tới HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 164243 Access American Education Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam - Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7 - 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada - Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm - Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài - Tỷ lệ nhận học bổng do AAE giới thiệu là 100% với tổng giá trị lên đến 2 triệu USD (2018/19) - Tỷ lệ đậu VISA bậc Đại học là 100% & các bậc học khác là 95% (2018/19) Địa chỉ: Lầu 1, Phòng 102, LANT Building, 56-60 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM Hotline: 028 38274243 - 0919 164243 Email: info@aaevietnam.com | Website: aaevietnam.com Facebook: Access American Education