Hệ thống trường học Mỹ

Canada là thành phố du học đáng mơ ước với chính sách du học cởi mở hàng đầu. Tuy nhiên, để nhập cảnh và học tập tại Canada, bạn cần đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh không được đi du học Canada, quy trình khám sức khỏe du học Canada cùng những lưu ý quan trọng để bạn chuẩn bị tốt nhất.
Tổng hợp các bệnh không được đi du học Canada
Theo các quy định của chính phủ và Bộ Di Trú Canada, nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng, các bệnh không được đi du học Canada sẽ bao gồm:
Các bệnh truyền nhiễm không được đi du học Canada
Bệnh truyền nhiễm chắc chắn sẽ là các bệnh không được nhập cư vào Canada. Nếu mắc phải một số chứng bệnh sau đây, khả năng visa của bạn bị từ chối gần như là tuyệt đối:
- Lao phổi (Tuberculosis): Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất mà Canada kiểm soát gắt gao. Nếu kết quả xét nghiệm lao dương tính, bạn phải điều trị khỏi hoàn toàn và cung cấp giấy khám sức khỏe trước khi xin visa.
- Viêm gan B, viêm gan C: Các bệnh này thuộc danh sách cần kiểm tra. Nếu phát hiện dương tính, khả năng bị từ chối visa cao.
- HIV/AIDS: Canada yêu cầu kiểm tra HIV trong một số trường hợp cụ thể. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến quyết định cấp visa nếu sức khỏe bạn bị suy giảm nghiêm trọng.
- Một số căn bệnh truyền nhiễm khác: Bại liệt, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết, cúm A/H5N1, sốt rét, tả, sốt phát ban, bạch hầu, ho gà, bệnh dại, STD là các bệnh không được nhập cảnh vào Canada. Nếu bạn bị nhiễm bệnh sau khi có visa, khả năng bị từ chối nhập cảnh vẫn xảy ra.
Các bệnh không truyền nhiễm không được đi du học Canada
Dù không có khả năng truyền nhiễm nhưng dưới đây vẫn sẽ là các bệnh không được đi du học Canada.
- Các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng nội tạng: bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tiểu đường là các bệnh bị hạn chế nhập cư vào Canada bởi khả năng gây áp lực lên y tế Canada vô cùng lớn.
- Ung thư giai đoạn tiến triển: Các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc đang điều trị tốn kém sẽ khó được chấp nhận vì lý do chi phí y tế.
- Bệnh thần kinh: Một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây mất khả năng kiểm soát hành vi như bệnh Huntington, bệnh tâm thần, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh rối loạn lưỡng cực, bệnh tự kỷ, bệnh Down đều bị từ chối visa vì có khả năng đe dọa an toàn cộng đồng.
Hồ sơ khám sức khỏe du học Canada
Bộ hồ sơ khám sức khỏe du học Canada trước tiên sẽ cần phải có giấy thông báo khám sức khỏe từ Lãnh sự quán Canada. Sau khi có được giấy thông báo, người xin visa cần phải đến các cơ sở y tế được chính phủ Canada công nhận để kiểm tra thì kết quả mới hợp lệ. Khi đi khám, các loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
- 2 ảnh hộ chiếu kích thước 4x6 với phông nền trắng.
- CMND/CCCD bản gốc
- Hộ chiếu gốc
- Giấy khám sức khỏe lần gần nhất (nếu có)
- Form khám sức khỏe IMM 1017E do Chính phủ Canada công bố
- Nếu bị cận, cần mang kính cận đúng số đo
- Lệ phí khám sức khỏe
Quy trình khám sức khỏe du học Canada
Sau khi hoàn tất hồ sơ khám sức khỏe du học Canada, bạn sẽ bước vào quy trình khám sức khỏe qua các bước sau:
- Khám sức khỏe tổng quát: Bạn sẽ được kiểm tra các chỉ số cơ bản như huyết áp, chiều cao, cân nặng, thị lực, thính lực, hô hấp,... Các bác sĩ cũng sẽ ghi nhận các tiền sử bệnh của bạn và gia đình.
- Chụp X-Quang: Bước này được thực hiện để kiểm tra chính xác tình trạng phổi nhằm để chắc chắn rằng bạn không mắc phải các bệnh như lao phổi, khối u, ung thư,...
- Xét nghiệm: Bạn sẽ được lấy máu và nước tiểu để kiểm tra.
- Đánh giá sức khỏe tâm lý: Một số trường hợp cần thêm kiểm tra tâm lý để đánh giá sự ổn định.
- Chờ kết quả: Thời gian chờ thường từ 1-2 tuần, tùy vào cơ sở khám và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nộp kết quả: Cơ sở y tế sẽ gửi trực tiếp kết quả khám sức khỏe đến IRCC hoặc hướng dẫn bạn cách nộp.
Những lưu ý khi đi khám sức khỏe du học Canada
Khi khám sức khỏe du học Canada, dưới đây sẽ là các lưu ý mà bạn cần nắm rõ:
- Để tránh mắc các bệnh không được đi du học Canada bạn hãy kiểm tra sức khỏe sớm ít nhất là 6 tháng trước khi du học.
- Khi khám sức khỏe, cần lưu ý rằng một số xét nghiệm máu cần nhịn ăn trước 8 tiếng.
- Nếu bạn mắc bệnh cần điều trị, hãy hoàn thành quá trình điều trị và xin giấy xác nhận từ bác sĩ trước khi đi khám.
- Hãy thăm khám ở các cơ sở được IRCC công nhận. Điều này giúp kết quả của bạn được công nhận chính thức.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe là một trong những bước quan trọng để hiện thực hóa giấc mơ du học Canada. Tìm hiểu kỹ về các bệnh không được đi du học Canada sẽ giúp bạn tránh được các rắc rối không cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các quy định, nắm chắc quy trình và tuân thủ đầy đủ yêu cầu từ IRCC để tăng cơ hội được cấp visa. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục ước mơ du học Canada nhé!