NHỮNG CÂU HỎI NÊN TỰ VẤN BẢN THÂN TRƯƠC KHI ĐI DU HỌC MỸ

Những năm trở lại đây, nhu cầu đi du học Mỹ của nhiều bạn học sinh, sinh viên trong nước tăng mạnh. Những "giấc mơ tuyết trắng” và giảng đường rực rỡ sắc màu trên đất Mỹ là những gì chúng ta nhìn thấy trên trang Facebook của hầu hết các du học sinh. Tuy nhiên, cuộc sống nơi trời Tây không chỉ có những gam màu sáng, bởi ẩn chứa đằng sau là những nỗi buồn, sự tự ti và những cơn sốc văn hóa chẳng biết tỏ cùng ai. Bài viết dưới đây những câu hỏi bạn nên tự đặt ra cho bản thân trước khi quyết định lên đường chinh phục giấc mơ Mỹ.

Study in the US - Everything you need to know about studying in the US 

Bạn có thực sự muốn đi du học vì chính bạn?

Đi du học không phải là một lựa-chọn-đương-nhiên của bất kỳ ai, và bạn nên nghiền ngẫm đáp án cho câu hỏi này thật kĩ. Nếu câu trả lời của bạn đơn giản "Vì bạn bè tôi đi du học hết”, "Vì bố mẹ tôi muốn”, hay "Vì tôi thích khám phá điều mới lạ”... thì đã đến lúc bạn nên ngồi xuống và tự hỏi liệu những lý lẽ "bề ngoài” kể trên có xứng đáng với ít nhất bốn năm trời ròng rã sống xa quê, xa người thân, tự mình làm hết mọi thứ và đối mặt với những người không cùng tiếng nói, màu da?

Hãy tìm ra câu trả lời thật sự thuyết phục cho chính bạn để bạn có một động lực to lớn đến nỗi những khó khăn nơi đất khách cũng không thể quật ngã được bạn. Nếu bạn chỉ có những lí do "hời hợt” và nửa vời thì tâm lí bạn có thể bị chao đảo, thậm chí dẫn tới trầm cảm khi chuyển đến sinh sống và học tập ở một nước khác. Tuy nhiên, thực ra không có một lí do nào là đáp án chính xác nhất.

Bạn/ Gia đình bạn có đủ tiền chi trả cuộc sống bên đó không?

Top 11 Personal Finance Hacks. It's (finally) springtime, and that ...

 

Có nhiều gia đình ở Việt Nam vì hai chữ "sĩ diện” đã bán gia sản, nhà đất, cửa hàng... và làm việc không ngừng nghỉ để con cái được đi học nước ngoài. Đồng ý là tương lai hứa hẹn "có vẻ” khởi sắc nếu bạn sở hữu bằng cấp nước ngoài - nhưng không có nghĩa là điều đó luôn luôn đúng, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tỉ lệ thuận với rất nhiều cơ hội để bạn phát triển sự nghiệp với xuất phát điểm là một tấm bằng trong nước.

Vậy nên, nếu gia đình bạn và bạn chấp nhận thế chấp nhà hay vay một khoản vay lớn hơn việc gia đình có thể chi trả là một điều hết sức rủi ro. Ở Việt Nam, bố mẹ anh chị em sẽ phải "còng lưng” làm việc để gửi tiền cho bạn. Còn ở nước ngoài, do chi phí sinh hoạt cao, bạn cũng chẳng mấy dư dả để mua sắm những thứ cần thiết phục vụ đời sống, học tập. Chẳng phải khi đó, cả bạn và gia đình đều sẽ gặp áp lực về tài chính, trong khi vẫn còn những con đường khác – ví dụ như học đại học ở Việt Nam, sau đó cố gắng phấn đấu, dành dụm tiền tiết kiệm sau vài năm đi làm để đi học cao học ở nước ngoài chẳng hạn.

Bạn nghĩ chỉ cần gắng gượng 4 năm và kiếm được việc làm là có thể trả hết số nợ và cuộc sống hạnh phúc với mức lương cao? Một sự thật vô cùng đáng buồn cho bạn đó là rất nhiều du học sinh Việt phải về nước vì không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo cục di trú Mỹ, tỉ lệ từ chối cấp visa H-1B (visa lao động cho người nước ngoài ở Mỹ) đã tăng từ 6% năm 2015 tới 32% năm 2019. Dưới thời tổng thống Donald Trump, mọi thứ cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều do chính sách thắt chặt lao động và việc làm cho người không có quốc tịch Mỹ. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kĩ về viễn cảnh sau tốt nghiệp (trong trường hợp bạn không thể ở lại Mỹ làm việc và gia đình vẫn phải gánh gồng một khoản nợ khổng lồ cho chuyến du học của bạn) trước khi ra quyết định cuối cùng, bạn nhé!

Bạn đã chuẩn bị tâm lí sẵn sàng chưa?

Đây có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất trong số những trăn trở mà bạn nên cân nhắc. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp gia đình vô cùng khá giả và có đủ điều kiện tài chính cho con cái du học, tuy nhiên, những đứa con quen nếp sống bảo bọc trong vòng tay bố mẹ (thậm chí có bạn còn chưa đủ 18 tuổi) lại chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc sống tự lập.

Mình cũng từng biết rất nhiều bạn bè của mình, vì muốn làm vui lòng cha mẹ và là niềm tự hào của dòng họ nên đã "cắn răng” xách ba lô đi du học, trong khi lòng nặng trĩu những lo âu. Một vài bạn đã rất bản lĩnh và vượt qua những khó khăn ban đầu khi sang đất khách quê người, nhưng cũng không ít bạn đã bị căng thẳng nặng, ốm đau, thành tích học tập sa sút... dẫn đến phải bỏ học về nước giữa chừng.

6 Reasons to Study in the United States

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc ai cũng thấy sống ở nước ngoài là khó khăn. Có nhiều bạn hòa nhập rất nhanh và thậm chí khi về Việt Nam thì không hòa nhập được với quê hương xứ sở mình. Vậy nên, chỉ có bạn mới biết câu trả lời liệu bạn đã sẵn sàng chưa. Nếu câu trả lời là "sẵn sàng” thì xin chúc mừng bạn. Nếu chưa và vẫn muốn khao khát lên đường thì bạn hãy tìm hiểu qua sách báo cách hòa nhập nhanh hơn, và tốt nhất là trò chuyện với nhiều du học sinh đi trước để có cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống tại đất nước cờ hoa. 

Đăng ký nhận hỗ trợ qua Hotline AAE 0919164243 hoặc Inbox Facebook Fanpage AAE tại đây.

HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 16 42 43

Access American Education

Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam

- Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7

- 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học

- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada

- Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm

- Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài

- Tỷ lệ nhận học bổng do AAE giới thiệu là 100% với tổng giá trị lên đến 2 triệu USD (2018/19)

- Tỷ lệ đậu VISA bậc Đại học là 100% & các bậc học khác là 95% (2018/19)

Địa chỉ: Lầu 1, Phòng 102, LANT Building, 56-60 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM

Hotline:028 38274243 - 0919 164243

Email: info@aaevietnam.com | Website: aaevietnam.com

Facebook: Access American Education

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Văn phòng
Hotline
Messenger
Zalo