NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM THÊM TẠI MỸ

Tìm việc làm thêm là một cách để giải bài toán áp lực tài chính của sinh viên với nhiều khoản học phí và chi phí sinh hoạt, đồng thời tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến ngành học. Tuy nhiên, tại Mỹ cũng có những quy định và chính sách cho việc làm thêm mà du học sinh phải tìm hiểu để tránh những rắc rối cho bản thân.

Cùng AAE tìm hiểu những thông tin và quy định về việc làm thêm cho sinh viên tại Mỹ qua bài viết sau nhé!

Quy định làm thêm của chính phủ Mỹ

Thứ nhất: Bạn chỉ nên bắt đầu một công việc làm thêm khi bạn đã được DSO (Designated School Official) và cơ quan hữu quan cấp giấy phép làm thêm.

Thứ hai: Bộ An Ninh Nội địa đã đưa ra 3 việc làm thêm để du học sinh có thị thực F1 có thể làm việc hợp pháp tại Mỹ.

- Làm việc tại trường – on campus job

- Chương trình đào tạo thực hành ngoại khóa (CPT)

- Chương trình đào tạo thực hành tùy chọn (OPT)

Làm việc tại trường (On-Campus Job)

Du học sinh vẫn được quyền làm việc bán thời gian cho các dịch vụ trong khuôn viên trường học 20 tiếng/ tuần mà không cần phải thông qua sự chấp thuận của cơ quan Nhập tích và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Những công việc sinh viên có thể tìm được là làm trợ lý tại thư viện, phòng lab, phòng gym… Đối với những dịp nghỉ giữa các kì, sinh viên có thể đăng ký làm toàn thời gian nếu không có ý định đi chơi xa.

Mức lương: Tùy từng tiểu bang mức lương sẽ khác nhau. Trung bình sinh viên quốc tế làm tại trường có thể kiếm được từ $7 - $12/ giờ. Với 20 tiếng/tuần, bạn có thể có ít nhất $560/ tháng.

Chương trình đào tạo thực hành ngoại khóa (CPT)

Để tốt nghiệp, sinh viên sẽ phải đi thực tập để tích lũy kinh nghiệm thực tế. Với chương trình Curricular Practical Training, bạn sẽ được đi làm hợp pháp và được trả lương. Tùy theo luật tại từng bang mà sinh viên có thể được làm bán thời gian (20 tiếng/ tuần hoặc ít hơn), hay toàn thời gian (trên 20 tiếng/tuần).

Mức lương: Dựa trên kinh nghiệm, bảng thành tích và trình độ học vấn của sinh viên, nhà tuyển dụng sẽ đề nghị mức lương phù hợp. Tuy nhiên, một số nơi nhận sinh viên thực tập và không trả lương.

Chương trình đào tạo thực hành tùy chọn (OPT)

Đây là chương trình cho phép du học sinh có thị thực F1 làm việc ngoài khuôn viên trường để lấy kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực học tập của họ (chẳng hạn nếu bạn đang học báo chí có thể xin làm thêm ở đài truyền hình). Sinh viên đủ điều kiện tham gia chương trình OPT có thể làm việc tối đa 12 tháng và có thể bắt đầu OPT trước hoặc sau khi hoàn thành khóa học. Nếu bắt đầu trước khi tốt nghiệp, bạn phải thỏa mãn điều kiện hoàn thành một năm học full time tại các cao đẳng đại học Hoa Kỳ. Bạn có thể làm việc tối đa 20 giờ một tuần trong niên học. Vào các ngày nghỉ có thể làm việc toàn thời gian. Nếu bắt đầu OPT sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian ngay trong khuôn viên trường hay bên ngoài. Yêu cầu của OPT là bạn phải thông qua DSO của mình, người đó sẽ xác nhận đơn đăng ký của bạn và giúp bạn gửi đơn đăng ký cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để được cấp phép. Lưu ý rằng nếu bạn tham gia cả OPT trước và sau khi hoàn thành khóa học thì khoảng thời gian tối đa 12 tháng được chia làm hai. Nếu bạn đã tham gia 9 tháng OPT trong thời gian học thì bạn chỉ có thể tham gia 3 tháng vào OPT sau khi hoàn tất khóa học.

STEM OPT mở rộng – Kéo dài đến 24 tháng thực tập cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp ngành STEM

Chương trình áp dụng cho người có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp du học Mỹ nhóm ngành STEM (gồm khoa Học, công nghệ, kỹ thuật và Toán). Điều này có nghĩa là thời gian mà sinh viên quốc tế tốt nghiệp các ngành STEM có thể ở lại và làm việc tại Mỹ lên tới 3 năm vì sau khi thực tập chương trình OPT 12 tháng, các sinh viên này được làm tiếp chương trình OPT mở rộng 24 tháng. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện tốt cho sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành này về mặt thời gian để theo đuổi các dự án vì theo số liệu thống kê của National Science Foundation, các dự án nghiên cứu của STEM thường cần khoảng 2 năm để hoàn tất.

Thuận lợi và khó khăn khi du học sinh Mỹ làm thêm

Du học sinh Mỹ làm thêm nhận được gì?

- Kiếm thêm thu nhập: Chi phí tại Mỹ thực sự đắt đỏ đối với các bạn du học sinh không có điều kiện tài chính tốt, nên lựa chọn của một số bạn là tìm cho bản thân một công việc làm thêm.

- Nếu như có người quen giới thiệu việc làm tại những địa điểm uy tín, hay may mắn tìm được cho mình một công việc phù hợp nào đó trên các trang mạng/website và trên các diễn đàn hội sinh viên của các trường đại học, học viện, cao đẳng nào đó thì mức lương nhận được cũng giúp các bạn chi trả được một phần chi phí sinh hoạt.

- Tích lũy kinh nghiệm: Công việc làm thêm giúp bạn nâng cao sức chịu đựng, học cách ứng biến với những vấn đề xảy ra xung quanh, cải thiện khả năng giao tiếp, ôn lại kiến thức cũ với công việc gia sư hay trợ giảng.

- Tối ưu hóa thời gian: Có một công việc làm thêm đồng nghĩa với việc bạn phải biết sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất cho mọi việc.

- Mở rộng mối quan hệ: Làm thêm giúp bạn tiếp xúc với nhiều người. Hãy mở lòng mình ra để đón nhận những mối quan hệ mới, biết đâu những mối quan hệ này giúp ích cho bạn trong việc học hay cho những công việc tương lai.

Cuộc sống không toàn màu hồng, công việc nào cũng thế, du học sinh Mỹ đi làm thêm cũng không ngoại lệ. Cùng điểm qua những khó khăn đối với du học sinh khi làm thêm:

- Ảnh hưởng đến việc học: Các bạn du học sinh hãy nhớ rằng việc học luôn cần được ưu tiên hàng đầu. Làm thêm cũng tốt đấy, nhưng đừng vì nguồn lợi trước mắt mà sao lãng việc học. Bạn sẽ gặp khó khăn để cân đối được việc học của mình. Nếu như rớt môn quá nhiều hay làm việc bất hợp pháp không thông qua các quy định của chính phủ Mỹ thì bạn hoàn toàn có nguy cơ bị trục xuất khỏi nước Mỹ.

- Quyền lợi lao động: Du học sinh khi làm thêm thường không được người tuyển dụng chào đón, không có các quyền lợi như nhân viên chính thức, bị bóc lột sức lao động hoặc bị lừa đảo, đặc biệt là với những bạn còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ.

- Sức khỏe và tâm lý: Kiếm thêm một phần thu nhập cho bản thân đôi khi sẽ đi kèm những áp lực công việc. Môi trường làm việc tại nước ngoài đòi hỏi khả năng tự học hỏi rất cao, điều này khiến cho nhiều bạn cảm thấy rất khó khăn để thích ứng và tâm lý dễ bị mệt mỏi.

                                                                                                           (Tổng hợp)

HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 16 42 43

Access American Education

Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam

- Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7

- 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học

- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada

- Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm

- Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài



BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Văn phòng
Hotline
Messenger
Zalo