Hệ thống trường học Mỹ

Chương trình AP (Advanced Placement) và IB (International Baccalaureate) là hai chương trình giáo dục dành cho học sinh trung học rất phổ biến tại Mỹ và nhiều quốc gia khác. Mục đích của cả hai chương trình đều giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình đại học sắp tới. Vậy sự khác nhau giữa AP và IB là gì? Cùng AAE khám phá ngay qua bài viết bên dưới đây nhé!
Sự khác nhau giữa AP và IB
Chương trình IB hay AP đều giúp cung cấp một khối lượng kiến thức nâng cao cho các bạn học sinh. Đặc biệt hơn đây chính là chìa khóa giúp các bạn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình khi nộp đơn vào các trường đại học. Vậy sự khác nhau giữa AP và IB là gì?
Khóa học xếp lớp nâng cao (AP) là gì?
Chương trình học AP (Advanced Placement) là chương trình học tập trung chuyên sâu vào các môn học cụ thể. Chương trình được Hiệp hội các trường đại học Mỹ (College Board) điều hành và được xây dựng vào năm 1955. Quy mô Hiệp hội lên đến 5.200 trường trung, đại học và các tổ chức giáo dục tại Mỹ.
Điểm nổi bật của chương trình học tập trung AP là được công nhận bởi hầu hết các trường đại học tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt hơn, bạn sẽ được miễn một số môn học khi học các môn AP tương tự với số điểm từ 3.0 trở lên.
Ưu điểm của chương trình AP chính là sự linh hoạt trong việc chọn các môn học. Các học sinh trung học sẽ được chọn những môn học là thế mạnh riêng của mình. Hạn chế là thiếu tính tổng quát và toàn diện như chương trình IB. Chương trình AP phù hợp với các bạn học sinh muốn học chuyên sâu vào một số môn nhất định để chuẩn bị vào đại học.
Chương trình Tú tài Quốc tế (IB) là gì?
Chương trình Tú tài Quốc Tế IB (International Baccalaureate) được điều hành bởi Tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO). Quy mô tổ chức lên đến 2.000 trường tại 125 quốc gia. Mỹ là quốc gia có số lượng trường thành viên cao nhất với 800 trường.
Mục tiêu của chương trình là giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng các kỹ năng cho chương trình giáo dục đại học sắp tới. Chương trình đào tạo toàn diện các môn học, với hệ thống tín chỉ được các trường đại học ở nhiều quốc gia công nhận. Chương trình gồm 6 môn học chính: Ngoại ngữ, văn học, toán học, khoa học, xã hội và nghệ thuật. Ngoài ra, học sinh cũng cần hoàn thành 200 giờ phục vụ cộng đồng và viết một bài luận 4000 từ.
Ưu điểm của chương trình là giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Chương trình cũng có tính phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Điểm hạn chế của IB chính là khối lượng kiến thức học sinh phải học tương đối nặng. Đặc biệt là yêu cầu tính kỷ luật và tự giác ở người học cao.
Sự khác nhau giữa AP và IB về về cấu chương trình học
Cả hai chương trình đều có cấu trúc giảng dạy và thi riêng biệt. Tùy vào điều kiện và mục tiêu riêng mà các bạn có thể chọn theo nhu cầu của mình. Dưới đây là sự khác nhau giữa AP và IB trong cấu trúc chương trình:
Cấu trúc chương trình AP:
- Chương trình tổ chức học và thi riêng biệt đối với từng môn học cụ thể. Với hơn 30 môn học từ nghệ thuật, ngôn ngữ đến các môn về khoa học và văn hóa. Điểm đặc biệt của chương trình AP là bạn hoàn toàn có thể đăng ký thi mà không cần phải tham gia học các khóa học.
- Các kỳ thi AP được tổ chức tại rất nhiều trường trung học phổ thông. Bài thi sẽ được Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service) chấm điểm. Mỗi một môn bạn theo học sẽ được chấm điểm và cấp chứng chỉ riêng. Đa số các trường đại học chấp nhận mức điểm AP từ 3.0 trở lên.
Cấu trúc chương trình IB:
- Khóa học sẽ kéo dài trong vòng 2 năm. Các sinh viên sẽ được đào tạo với 6 nhóm môn học, đào tạo toàn diện các kỹ năng. Chương trình sẽ chia ra thành 5 nhóm môn học và bạn buộc phải chọn 5 môn học từ nhóm 1 đến nhóm 5. Riêng đối với môn còn lại bạn sẽ có quyền tự chọn theo ý thích.
- IB được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Hình thức thi IB chủ yếu là thi viết và bạn có thể chọn thi bằng nhiều ngôn ngữ.
So sánh tầm quan trọng của chứng chỉ AP và IB
Yếu tố | Chứng chỉ AP | Chứng chỉ IB |
Độ phủ | Được công nhận nhiều ở Mỹ và Canada | Được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới |
Chuyển đổi tín chỉ | Phổ biến, đặc biệt ở Mỹ, Canada | Được chấp nhận nhiều, nhưng yêu cầu cao hơn |
Sức nặng hồ sơ | Thể hiện chuyên môn sâu ở một số môn | Thể hiện năng lực toàn diện và phát triển kỹ năng |
Kỹ năng | Phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên sâu | Phát triển tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu |
Cường độ học tập | Linh hoạt, có thể chọn từng môn | Toàn diện, đòi hỏi khối lượng học cao hơn |
Nên chọn học chương trình IB hay AP
Thông qua phần so sánh chứng chỉ AP và IB trên ta có thể thấy được mỗi chương trình đều có cho mình những thế mạnh riêng. Tùy vào nhu cầu của bạn mà có thể chọn chương trình phù hợp với bản thân. Dưới đây là bảng so sánh chứng chỉ AP và IB nhanh:
Tiêu chí | Chứng chỉ AP | Chứng chỉ IB |
Chương trình đào tạo | Chọn môn theo mong muốn | Học toàn diện |
Đánh giá | Tổ chức kỳ thi cuối khóa | Đánh giá năng lực trong quá trình học |
Thời gian | Linh hoạt | 2 năm |
Mức độ công nhận | Phổ biến ở Mỹ và Canada | Phổ biến trên nhiều nước |
Khối lượng học tập | Theo môn và linh hoạt | Yêu cầu cao về kiến thức ở mức toàn diện |
Đối với các bạn học sinh trung học đang chuẩn bị cho hành trình du học của mình, việc lựa chọn AP và IB cũng là cách giúp hồ sơ nhập học của bạn trở nên ăn điểm hơn trong mắt ban tuyển sinh của các trường. Hy vọng bài viết về sự khác nhau giữa AP và IB này thật sự hữu ích với bạn nhé!