CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC MỸ - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, chứng minh tài chính là một bước bắt buộc và vô cùng quan trọng để có được Visa du học Mỹ. Vậy chứng minh tài chính du học có phức tạp không và cần những yêu cầu gì? Cùng AAE tìm hiểu các thủ tục và quy trình cần thiết qua bài viết sau. 

1/ Yêu cầu chứng minh tài chính du học Mỹ

Để có thể xin visa du học Mỹ thành công, sinh viên cần phải chứng minh được tình hình tài chính của mình có đủ khả năng trang trải học phí và chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian học.

Đối với sinh viên thuộc diện F-1, là du học sinh nước ngoài, nguồn tài chính tài trợ của bạn phải trang trải đầy đủ học phí và phí sinh hoạt trong 12 tháng, nhằm hạn chế các trường hợp bỏ học giữa chừng hoặc trốn lại Mỹ làm việc. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của gia đình phải ở mức ổn định và đủ chi trả cho toàn bộ khoản học phí và sinh hoạt tại Mỹ cho đến khi bạn tốt nghiệp.

Ví dụ: Chi phí du học Mỹ trong 1 năm là khoảng 30,000 USD (bao gồm học phí và sinh hoạt phí), thì gia đình bạn phải có sổ tiết kiệm tối thiểu 700 triệu VNĐ. Thu nhập hàng háng của người bảo lãnh tài chính cho bạn nên ở mức 57 triệu VNĐ/ tháng.

Tương tự, với dạng Visa M-1 dành cho sinh viên học nghề thì tài khoản ngân hàng của bạn vẫn phải đủ để chi trả toàn bộ chi phí học và sinh hoạt trong vòng 1 năm tại Mỹ.

2/ Chứng minh nguồn tài chính du học Mỹ

Bạn không phải chứng minh nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên nếu trong buổi phỏng vấn visa, nhân viên lãnh sự quán có thể đề cập đến, thì bạn cũng chỉ cần phải khai báo sơ qua.

Sổ tiết kiệm cần được mở càng sớm càng tốt, và tối thiểu là 1 tháng trước khi đi du học. Số dư trong tài khoản cần được duy trì đến ngày bạn phỏng vấn visa, vì đôi khi nhân viên đại sứ quán yêu cầu bạn phải trình sổ tiết kiệm gốc.

Về nguồn thu nhập, thường có thể đến từ các khoản lương, kinh doanh, cho thuê nhà đất, lãi cổ phiếu, trái phiếu, lãi ngân hàng, lãi từ việc góp vốn kinh doanh…

Với trường hợp là nhân viên làm công ăn lương:

+ Hợp đồng lao động trên 3 năm (có ghi rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, hình thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương (nếu có) );

+ Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có);

+ Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.

Với trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…):

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương;

+ Giải trình thu nhập;

+ Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.

Với trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp:

+ Giấy phép kinh doanh (công ty thành lập trước 3 năm);

+ Giấy chứng nhận mã số thuế;

+ Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân;

+ Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng (như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước) và các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.

3/ Tại sao không nên tự chứng minh tài chính du học Mỹ

Tại các nước phát triển, các khoản thu nhập đều có bằng chứng rõ ràng, minh bạch, được thực hiện qua hệ thống ngân hàng hoặc các hình thức khác được quản lý bởi nhà nước. Tuy nhiên tại Việt Nam, do cơ chế và các quy định hoàn toàn khác, nên đôi khi nguồn thu nhập thực tế và nguồn thu nhập thể hiện trên giấy tờ lại không đồng nhất, nên nếu sinh viên và gia đình tự làm giấy tờ chứng minh tài chính thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tỷ lệ đạt visa sẽ thấp.

Để được hỗ trợ các thủ tục, hồ sơ khi du học Mỹ, hãy liên hệ ngay với AAE để được nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí

HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 16 42 43

Access American Education

Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam

- Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7

- 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học

- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada

- Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm

- Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài


BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Văn phòng
Hotline
Messenger
Zalo