CƠ HỘI LÀM VIỆC TẠI MỸ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Học tập và sinh sống lâu dài tại Mỹ luôn là mơ ước của rất nhiều sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, do chính sách nhập cư rất khắt khe nên cơ hội ở lại làm việc sau du học tại Mỹ luôn khiến nhiều bậc phụ huynh và sinh viên băn khoăn. Vậy sinh viên có cơ hội nào được ở lại làm việc tại Mỹ sau khi tốt nghiệp không? Cùng AAE tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Về nguyên tắc, du học sinh không được phép định cư tại Mỹ

Hồ sơ visa cấp cho du học sinh luôn ghi rõ thời gian bạn được ở lại nước Mỹ tương đương với thời gian học tập, sau khi kết thúc khóa học các bạn phải lập tức trở về nước. Vấn đề định cư sau tốt nghiệp tại Mỹ sẽ còn khắt khe hơn rất nhiều lần nếu bạn đi du học theo diện Visa F1. Visa F1 hay còn được gọi là Thị thực F1 được cấp cho du học sinh có ý định tham gia một khóa học hoặc khóa tiếng Anh ở các trường Đại học tại Mỹ. Du học sinh được cấp thị thực F1 phải bảo đảm duy trì việc học toàn thời gian trong suốt thời hạn của thị thực.

Sau khi thời gian học kết thúc, du học sinh có quyền lưu trú thêm 60 ngày tại Mỹ. Bạn phải hoàn tất khóa học theo thời hạn được ghi trên I-20 (Giấy Chứng nhận Đủ Điều kiện dành cho Sinh viên Không Di dân – được cấp bởi các trường Đại học Hoa Kỳ chứng nhận sinh viên được chấp thuận học tập ở trường).

Tùy thuộc vào loại visa sinh viên mà thời gian được phép ở lại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học sẽ khác nhau. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trước khi visa hết hạn, bạn cần phải xin chuyển sang visa lao động hoặc ghi danh vào một cơ sở đào tạo. Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam.

>> CÁC LOẠI VISA DU HỌC MỸ VÀ THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT

Những cách giúp du học sinh ở lại Mỹ làm việc sau tốt nghiệp

Xin cấp Thị thực lao động

Có nhiều loại Thị thực lao động khác nhau, nếu bạn là sinh viên quốc tế và không muốn tham gia vào một chương trình đào tạo khác thì bạn cần nộp đơn xin Thị thực tạm thời dưới sự đảm bảo của một công ty. Sau đó, nếu muốn được ở lại lâu dài thì bạn phải xin được Thẻ Xanh.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết, các tiêu chí và thủ tục cần làm cho mỗi loại visa và sup-type trên trang web của Bộ phận quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ (US Citizenship and Immigration Services – USCIS). Cũng là một ý hay nếu bạn liên hệ với trường đại học vài tháng trước khi tốt nghiệp để nhờ lời khuyên hoặc hỗ trợ tìm việc làm.

Visa H-1B

Các thủ tục hành chính để xin Thị thực của Mỹ rất phức tạp. Có một vài loại Thị thực lao động tạm thời khác nhau, nhưng bạn hầu như sẽ không đủ điều kiện khi còn là sinh viên. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm chi tiết tại trang Bureau of Consular Affairs.

Nếu muốn định cư tại Mỹ để làm việc chứ không đăng ký khóa học khác, đầu tiên bạn phải tìm kiếm một công việc ở một công ty Mỹ, sau đó họ sẽ xin cho bạn visa H-1B. Loại Thị thực này cho phép bạn lưu lại Mỹ lên đến 3 năm, và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm.

Loại visa này chỉ dành cho những người đã tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc tương đương. Bạn sẽ không có khả năng tự xin loại visa này mà phải thông qua công ty tuyển dụng. Trước hết, chủ lao động phải hoàn thành thủ tục khai báo rằng không có công dân Hoa Kỳ nào có trình độ bằng hoặc hơn bạn cho công việc đó, và đáp ứng những yêu cầu về tiền lương trong quy định của Bộ Lao Động. Việc xác minh tiền lương có thể mất tối đa 60 ngày.

Công ty thuê bạn phải gửi đơn Điều kiện lao động cho Bộ Lao Động, trong đó xác nhận rằng sẽ đáp ứng các điều kiện của thị thực. Sau khi đơn Điều-kiện-lao-động được xác nhận, công ty của bạn sẽ gửi hồ sơ đến Lãnh sự quán và chờ thông báo khi các giấy tờ được chứng nhận. Nhà tuyển dụng được áp dụng H-1B trước 6 tháng ngày bắt đầu làm việc của bạn. Có khoảng 85.000 visa H-1B được cấp mỗi năm, trong đó có 20.000 người tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục Mỹ.

Bạn cũng có cơ hội xin được Thẻ Xanh trong lúc có visa H-1B. Đây là thủ tục riêng mà bạn nên suy nghĩ kĩ cũng như chuẩn bị thời gian để nộp đơn trước khi visa H-1B hết hạn. Nếu không nhận được Thẻ Xanh trước khi visa hết hạn, bạn sẽ phải rời nước Mỹ ít nhất một năm trước khi đủ điều kiện xin lại visa H và làm thủ tục từ đầu.

Visa O-1

Loại thị thực này dành riêng cho những bạn có tài năng xuất chúng trong các lĩnh vực như nghệ thuật, khoa học, phim ảnh, giáo dục hoặc thể thao. Ví dụ như bạn là một ca sĩ hoặc nghệ sĩ hài có thị trường hoạt động nhất định ở Mỹ thì có thể nộp hồ sơ cho diện thị thực này.

Các thủ tục hành chính để xin thị thực của Mỹ rất cồng kềnh và phức tạp, bạn hầu như sẽ không đủ điều kiện xin được khi còn là sinh viên, thậm chí với một người vừa mới tốt nghiệp ra trường thì "kịch bản” đó rất khó xảy ra cho dù bạn làm việc ở những công ty lớn như Facebook hay Google.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết, các tiêu chí và thủ tục cần làm cho mỗi loại visa và sup-type trên trang web của Bộ phận quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ (US Citizenship and Immigration Services – USCIS). Cũng là một ý hay nếu bạn liên hệ với trường đại học vài tháng trước khi tốt nghiệp để nhờ lời khuyên hoặc hỗ trợ tìm việc làm.

Chương trình (OPT) Optional Practical Training

Là sinh viên visa F-1, bạn có thể hoàn thành tối đa một năm làm việc tạm thời liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn nghiên cứu. Bạn sẽ được cấp một năm đào tạo OPT dựa trên bậc học mà bạn hoàn thành: ví dụ bậc cử nhân sẽ nhận được 1 năm và bậc Master sẽ khác. Nếu bạn muốn định cư ở Mỹ sau khi tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin OPT sau khi hoàn thành khóa học. Chỉ có visa sinh viên F-1 mới đủ điều kiện xin OPT.

>> NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ OPT

Bạn cần phải có DSO (Designated School Official) của trường. Một DSO là người được đề cử làm hỗ trợ và quản lý đối với các sinh viên nước ngoài. Phần lớn trường hợp bạn sẽ phải hoàn thành các thủ tục với trường bao gồm việc điền và nộp đơn OPT I-20. Sau đó trường đại học sẽ gửi yêu cầu của bạn đến SEVIS, nếu bạn thành công sẽ nhận được giấy nhập cư I-20.

Sau khi nhận được I-20, bạn phải tải và hoàn thành các mẫu đơn bao gồm các tài liệu liên quan hỗ trợ trong việc hoàn thành OPT. Sinh viên các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) được phép gia hạn thời gian OPT từ 1 năm đến 17 tháng.

Đầu tư định cư tại Mỹ theo diện đầu tư EB5

Chương trình này được Mỹ khởi xướng năm 1990 nhằm cải thiện những vùng sâu vùng xa hoặc những vùng có nền kinh tế chậm phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao. Nhà đầu tư định cư tại Mỹ thực hiện chương trình EB5 có thể lựa chọn giữ 2 hình thức là đầu tư gián tiếp (qua trung tâm vùng) hoặc trực tiếp (tự đầu tư).

Hiện tại theo Cục Di Trú Mỹ (USICS), chương trình EB5 đã chính thức thay đổi mức yêu cầu đầu tư áp dụng từ ngày 21/11/2019. Các khoản đầu tư của chương trình EB5 theo quy định mới sẽ phải đạt mức tối thiểu:

– 900,000 USD trong khu vực ưu tiên tạo việc làm (TEA).

– Nếu không thuộc khu vực ưu tiên thu hút đầu tư tạo việc làm (TEA), mức đầu tư yêu cầu tăng lên đến 1,800,000 USD.

– Đồng thời các khu vực có thể đủ điều kiện TEA cho mức đầu tư thấp sẽ bị hạn chế hơn.

Do tiêu chí thực hiện chương trình đinh cư tại Mỹ EB5 rất dễ dàng thực hiện vì vậy đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trên toàn thế giới (đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ). Tuy nhiên chương trình định cư tại Mỹ EB5 có hạn ngạch quy định của chính phủ Mỹ về số lượng visa được cấp mỗi năm vì thế dẫn đến tình trạng thời gian chờ xét duyệt hồ sơ kéo dài (hơn 5 năm) so với trước đây chỉ 2-3 năm.​​

HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 16 42 43

Access American Education

Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam

- Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7

- 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học

- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada

- Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm

- Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài

- Tỷ lệ nhận học bổng do AAE giới thiệu là 100% với tổng giá trị lên đến 2 triệu USD (2018/19)

- Tỷ lệ đậu VISA bậc Đại học là 100% & các bậc học khác là 95% (2018/19)

Địa chỉ: Lầu 1, Phòng 102, LANT Building, 56-60 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM

Hotline: 028 38274243 - 0919 164243

Email: info@aaevietnam.comWebsite: aaevietnam.com

Facebook: Access American Education



BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Văn phòng
Hotline
Messenger
Zalo