Hệ thống trường học Mỹ
Bắt nạt học đường là vấn nạn lớn ở nhiều nơi, cả ở Mỹ, gây hậu quả nghiêm trọng như tạo ra môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ hay thậm chí đe dọa đến tính mạng. Ở Mỹ, việc chống nạn bắt nạt học đường (anti-bullying in schools) là mối quan tâm lớn cùng với những quan tâm khác trong ngành giáo dục như kết quả học tập, thi cử, hay chất lượng đào tạo
Theo khảo sát năm 2018 ở Mỹ, 70,6% học sinh được khảo sát nói từng biết hay chứng kiến nạn bắt nạt, 28% học sinh (lớp 6-12) từng bị bắt nạt, 30% từng là thủ phạm, 15% học sinh cấp 3 (lớp 9-12) là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Hàng ngày, có khoảng 160.000 học sinh ở nhà không đến trường vì sợ bị bắt nạt.
Các hình thức của bắt nạt học đường?
- Bắt nạt thể chất
Là hành vi làm đau về thể chất: đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối, bắt chở về nhà,… Các hành vi chiếm đoạt tài sản, đồ dùng học tập, bắt mua đồ ăn sáng, làm xịt lốp xe,… cũng thuộc về bắt nạt thể chất.
- Bắt nạt tinh thần
Gồm những hành vi bắt ép làm bài tập, bắt cho chép bài. Tạo câu chuyện nhục nhã về đối tượng bị bắt nạt để làm niềm vui. Tung tin đồn, làm xấu mặt trước đám đông, chế nhạo về ngoại hình. Hay các hành vi cô lập, không cho chơi cùng, không cho tham gia vào các hoạt động. Quấy phá không cho học bài. Và các hành vi khinh thường, miệt thị làm cho đối tượng bị bắt nạt tự ti về bản thân.
Làm gì khi bị bắt nạt học đường?
Có rất nhiều cách để chống nạn bắt nạt học đường. Ở Mỹ, bất cứ trường học nào, cấp học nào cũng có những hoạt động như tổ chức hội họp toàn trường, biểu diễn, phát động các cuộc thi và chiến dịch bài trừ vấn nạn này, lập hội nhóm tư vấn, giúp đỡ, kết hợp với các tổ chức hội đoàn trong và ngoài nhà trường.
Học sinh thường được giáo dục từ nhỏ thông qua luật/quy định của lớp, của trường và tham dự những buổi hội họp nói về anti-bullying. Các buổi hội họp này thường có tiết mục biểu diễn múa rối, hát, diễn kịch, đọc thơ, giải thích cho các em các dạng bắt nạt, cũng như dạy làm thế nào để ngăn chặn kẻ bắt nạt.
- Nói về việc mình bị bắt nạt: Ngay khi cảm thấy mình bị bắt nạt, các em cần nói ngay với ai đó, bạn bè hay thầy cô giáo hay anh chị em, hoặc bố mẹ...
- Nói cho người lớn biết: Người lớn sẽ giúp các em giải quyết trước khi sự việc đi quá xa.
Học sinh được học những điều sau để cùng ngăn chặn hành vi bắt nạt:
- Empathy & Compassion: Cảm thông và quan tâm đến cảm xúc của người khác.
- Respect: Tự trọng đối với bản thân và tôn trọng người khác. Lòng tự trọng như con đường hai chiều, hay như lúc hai người cúi đầu chào, bắt tay nhau trước khi đấu võ.
- Tolerance: Có lòng dung thứ, coi sự khác biệt không phải là cái sai, đơn giản chỉ là khác biệt.
- Courage: Có lòng dũng cảm, gan dạ, vẫn làm những việc đúng đắn, chính trực, ngay cả khi mình thấy sợ phải làm điều đó; dám đối mặt với những tình huống nguy khó.
Ngoài những cách trên, để tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè mình, học sinh được dạy phải luôn trở thành "upstander" - người phản ứng lại hành động bắt nạt, chứ đừng thành "bystander" - người chứng kiến mà không hành động!
Mỗi gia đình có thể dạy con những điều trên để chung tay đẩy lùi bắt nạt học đường.
Theo Vnexpress
HOTLINE tư vấn du học miễn phí 24/7: 0919 16 42 43
Tư vấn Du học & Tuyển sinh Mỹ - Canada hàng đầu Việt Nam
- Miễn phí tư vấn hồ sơ du học 24/7
- 12 năm kinh nghiệm hoạt động toàn diện về du học
- Đối tác mật thiết với 400+ trường uy tín tại Mỹ và Canada
- Đặt lịch hẹn gặp gỡ trực tiếp với Đại diện trường mà PH-HS quan tâm
- Làm hồ sơ Visa & luyện phỏng vấn với giáo viên nước ngoài
- Tỷ lệ nhận học bổng do AAE giới thiệu là 100% với tổng giá trị lên đến 2 triệu USD (2018/19)
- Tỷ lệ đậu VISA bậc Đại học là 100% & các bậc học khác là 95% (2018/19)
Địa chỉ: Lầu 1, Phòng 102, LANT Building, 56-60 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM
Hotline: 028 38274243 - 0919 164243
Email: info@aaevietnam.com | Website: aaevietnam.com
Facebook: Access American Education